Có thể chị em chưa biết, chè hay chè nóng là món giao thoa giữa ẩm thực Chăm Pa và Việt Nam. Món đường mặn hay đường mía thô noom cũng là sự kế thừa từ nền văn hóa cổ Chăm Pa.
Sự độc đáo nằm ở trải nghiệm đa vị trong các món chè: mặn, chua, ngọt, cay, đắng. Dù từng là món tráng miệng không thể thiếu trong cung đình triều Nguyễn, chè nóng vẫn “vừa thổi vừa ăn” đến ngày nay như món ăn vặt siêu mê cho trẻ con lẫn người lớn. Chưa hết, chè còn là món được dùng để cúng tế trong các ngày lễ, Tết, mồng một, ngày rằm.
Nấu xôi chè cúng hay hương hỏa cũng là phong tục văn hóa rất đời thường, như một dịp để bếp nhà được nổi lửa lâu hơn mọi khi, để dương hóa không khí, ấm cúng bếp nhà và đầm ấm không gian gia đình.
Để nấu món chè đậm phong vị truyền thống, người đầu bếp luôn tôn trọng truyền thống, từ những nguyên liệu rất dân dã, dễ tìm và theo mùa. Không quên kết hợp tài tình với các gia vị thô và không thể thiếu topping để vẹn tròn trải nghiệm đa vị trong các món chè nóng.
Xem thêm công dụng các loại đậu đỗ hạt – siêu thực phẩm tốt cho đường ruột: https://noomfood.com/thuc-pham-tot-cho-duong-ruot/
Khi nấu chè nóng, việc ngâm đậu sẽ rút ngắn thời gian nấu và giúp đậu có kết cấu đồng đều hơn nhờ vào các tinh bột và chất xơ được trương nở trọn vẹn.
Ngoài ra, việc ngâm đậu còn loại bỏ 5-10% phyto sinh hơi có thể gây đầy hơi cho một số người. Chị em có thể ngâm qua đêm đơn giản hoặc đun sôi đậu hạt dinh dưỡng trong 3 phút và sau đó để riêng trong 2–4 giờ rồi chắt bớt nước và bỏ đi. Tuy nhiên không nên ngâm nẩy mầm vừa hao hụt dinh dưỡng vừa khiến món chè nóng bị dỡ.
Một hợp chất được nhắc đến trong đậu ngũ cốc là phytohaemagglutinin, một loại lectin. Tuy nhiên, Phytohaemagglutinin cũng dễ dàng bị bất hoạt bằng cách nấu đậu trong 10 phút ở nhiệt độ sôi 100°C.
Lưu ý, bạn cũng không nên dùng nồi nấu chậm ở nhiệt độ 80 °C/176 °F, không đủ nhiệt sẽ không khử hết chất độc. Sự bùng phát ngộ độc có liên quan đến việc nấu đậu tây trong nồi nấu chậm.
Không chỉ thuần 1 vị ngọt hoặc siêu ngọt như các loại đường tinh luyện, tinh chế công nghiệp (hay thậm chí bây giờ người nấu hay giằng một ít muối sau cùng cho các món chè nóng ngọt), đường mia thô đa vị bởi là nước mía cô đặc nguyên chất, chứa khoáng chất khổng lồ và vitamin. Vị ngọt đằm thắm, mặn mà mùi quê hương, mùi chè ngày xưa.
Xem thêm cách nấu các món ngon với đường mặn cho trẻ: https://noomfood.com/mon-ngon-voi-duong-mia-tho/
Gần như không thể thiếu, topping như một cú twist ăn điểm trọn vẹn cho các món chè truyền thống.
Đường mía thô nguyên mật và chất béo toàn phần với đa dạng vitamin, khoáng chất chính là nguồn dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu tăng chiều cao và năng lượng tích cực ở trẻ.
Tham khảo thêm về hiểu lầm bổ sung canxi tăng chiều cao, chắc xương cho trẻ: https://noomfood.com/uong-bo-sung-canxi-thap-be-loang-xuong/
Từ nền văn hoá ngàn năm của nước ta, món chè nóng truyền thống đã đi vào ký ức những thế hệ 8x 9x và tiếp tục đậm màu hơn trong ký ức của con trẻ bây giờ.
Liệu chị em còn nhớ… gánh chè ghé ngang ngõ xóm, leng keng tiếng nắp nồi lỉnh kỉnh, bàn chân cứ nhón nhón vì không cưỡng lại được sự hấp dẫn diệu kỳ. Hay những lần đám tiệc cúng kính, nồi chè phập phồng nóng hổi cũng khiến cả tuổi thơ ùa về, trộn ràng ấm cúng cùng cha, cùng mẹ.
Dù món chè “tầm thường”, hạt đỗ đậu “tầm thường” nhưng lại lưu giữ rất nhiều bí quyết ẩm thực lẫn dinh dưỡng toàn vẹn hoàn hảo cho trẻ.
Hãy lựa chọn cách nấu chè nóng với nguyên liệu thật đơn giản và lành mạnh, để giữ văn hóa trong từng món ăn, nuôi dưỡng con yêu trong những ký ức ấm áp. Để mai sau con cao lớn, tự hào kế thừa và tiếp nối truyền thống từ ba yêu, mẹ yêu của con.